Giỏ hàng
Sử dụng chế phẩm vi sinh vật EMUNIV để xử lý chất thải chăn nuôi

Tin tứcNgày: 15-08-2017 bởi: Đỗ Văn Ngọc

Sử dụng chế phẩm vi sinh vật EMUNIV để xử lý chất thải chăn nuôi

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đã có bước trưởng thành nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển chung của ngành nông nghiệp. Nhiều trang trại nuôi lợn, gia cầm quy mô lớn đã được thành lập, các hộ gia đình cũng tăng số lượng vật nuôi. Tuy nhiên hầu hêt các cơ sở chăn nuôi lớn cũng như nhỏ lẻ chưa quan tâm đến việc xử lý chất thải, làm phát sinh dịch bệnh cho cả người và vật nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của ngàh chăn nuôi.

Mỗi năm trong cả nước có khoảng 60 triệu tấn chất thải chăn nuôi, tuy nhiên đa số chưa được xử lý mà được sử dụng trực tiếp làm phân bón hoặc làm thức ăn cho cá hoặc thải ra môi trường.

Phế thải chăn nuôi chứa nhiều hợp chất Cacbon, Nito, Photpho và các nguyên tố khoáng là nguồn dinh dưỡng quan trọng của cây trồng. Tuy nhiên các chất này ở dạng hữu cơ nên cây trồng không sử dụng trực tiếp được, chỉ khi nào chúng được khoáng hóa thành các chất vô cơ nhờ vi sinh vật thì mới trở thành thức ăn tốt cho cây trồng.

Chất thải chăn nuôi nếu không được xử lý luôn tiềm ẩn nhiều loại bệnh tật truyền từ động vật sang người và chứa các yếu tố gây ô nhiễm môi trường.

Trong mỗi gam phân lợn và phân gà có chứa 105 CFU/g E.coli, 103 CFU/g Salmonella và 105 trứng giun. Theo quy định của Bộ NN và PTNT thì phân bón không được chứa Salmonella trong 25g mẫu. Các tác nhân gây bệnh khác như virut viêm não Nhật Bản truyền từ lợn sang người, virut cúm A/H5N1 truyền từ lợn, gà sang người. Theo thông báo của FAO (FAO/UNDP Regional Profict RAS/75/004 Field Document No 15.Rome) thì có đến 80 loại bệnh có thể truyền từ gia súc sang người qua các chất bài tiết vào đất, nước, không khí, sản phẩm chăn nuôi, …. Ngoài mầm bệnh, chất thải chăn nuôi còn ảnh hưởng đến môi trường. Nhiều trang trại nằm gần khu dân cư, hàng ngày bốc mùi hôi thối, hỗn hợp các khí như NH3, H2S, mercaptan, indol, … tạo mùi trứng thối, các khí Metan(CH4), CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Metan được đánh giá là có tác động gấp 26 lần so với CO2 đối với sự ấm lên của trái đất. Các chất Nitrat, photphat, bị rửa trôi vào các thủy vực gây hiện tượng phú dưỡng, dẫn đến sự nở hoa của tảo, khi tảo chết làm cho nước có mùi hôi thối, làm mất Oxi, khiến động vật thủy sinh chết hàng loạt.


Xử lý chất thải chăn nuôi bằng biện pháp vi sinh vật:

Để xử lý chất thải chăn nuôi có thể xử dụng các phương pháp vật lý như tách nước bằng lắng cặn hoặc lọc; phương pháp hóa học dùng keo tụ, kết bông bằng các chất polime. Tuy nhiên đây cũng chỉ là các phương pháp tiền xử lý, khâu tiếp theo vẫn là ủ compost nhờ các vi sinh vật tự nhiên. Phương pháp nuôi giun, ví dụ như giun quế có hàm lượng protein cao nếu được dùng làm thức ăn chăn nuôi và sản phẩm thải ra có giá trị dinh dưỡng cao cho cây trồng. Tuy nhiên nuôi giun ở quy mô lớn không dễ, đòi hỏi kỹ thuật và đầu tư cao.

Phế thải chăn nuôi cũng có thể được sử dụng để sản xuất khí sinh học (biogas). Lợi ích của kỹ thuật này là rõ ràng, vừa cung cấp năng lượng (thắp sáng, đun nấu, chạy máy phát điện) vừa giải quyết vấn đề môi trường (diệt mầm bệnh, giảm phần lớn nồng độ chất gây ô nhiễm môi trường). Tuy nhiên hàm lượng các chất hữu cơ cũng như các chất gây hại trong nước thải sau biogas vẫn còn cao hơn mức quy định, do đó cần xử lý tiếp đầu ra trước khi thải ra đồng ruộng hoặc thủy vực. Ngoài ra, do việc nghiên cứu cơ bản về sự hoạt động của các vi sinh vật kỵ khí nói chung và vi khuẩn sinh metan trong bể nói riêng chưa được giải quyết nên chỉ sau một thời gian lượng khí metan giảm dần, và thường xuất hiện các sự cố như tắc, đóng váng và rạn nứt bể. Do vậy trên thực tế mặc dù được quảng bá rộng rãi nhưng kỹ thuật này vẫn không dược nhân rộng.

► Vậy trong điều kiện hiện tại nên chọn giả pháp xử lý nào?

► Xử lý chất thải chăn nuôi bằng biện pháp ủ compost nhờ chế phẩm vi sinh có lợi ích gì?

Trong quá trình ủ compost dùng chế phẩm chứa các vi sinh vật được lựa chọn, nhiệt độ trong đống ủ tăng 50 - 60oC trong nhiều ngày có thể làm chết hầu hết các vi sinh vật gây bệnh và làm ung trứng giun. Các các vi sinh vật từ chế phẩm tăng trưởng nhanh, sinh các enzim chuyển hóa các chất hữu cơ thành các chất vô cơ làm thức ăn cho cây trồng. các vi sinh vật từ chế phẩm sinh trưởng nhanh lấn át các vi sinh vật gây thối nên có thể giảm mùi hôi rõ rệt, lượng khí metan gây hiệu ứng nhà kính cũng giảm hẳn. đây là biện pháp dễ áp dụng, chi phí thấp, vừa tạo ra nguồn phân bón có giá trị, vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.


Chế phẩm vi sinh vật EMUNIV:

EMUNIV là chế phẩm vi sinh vật dung để xử lý rác thải và chất thải chuồng trại, là chế phẩm vi sinh vật xử lý môi trường đầu tiên tại Việt Nam. Đây là sản phẩm của đề tài cấp nhà nước do trường Đại Học Tổng Hợp (nay là trường ĐH Khoa học Tự nhiên) chế tạo và được đăng ký tại cục thông tin, Bộ khoa học và công nghệ từ năm 1990 với mã số: 52D-04-01.

EMUNIV chứa tập hợp các vi sinh vật được chọn lọc kỹ, có các ưu điểm sau:

- Có khả năng sinh các Enzyme phân giải nhanh các chất hữu cơ không mong muốn (rác thải, phế thải sau thu hoạch, phân gia súc gia cầm).

- Sinh trưởng tốt trong môi trường nghèo chất dinh dưỡng

- Có sức cạnh tranh với các vi sinh vật bất lợi, ví dụ các vi sinh vật gây thối nên giảm rõ rệt mùi hôi thối từ các đống phế thải.

- Có khả năng sinh chất khắng khuẩn, ức chế một số vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng.

- Một số chủng có khả nâng sinh chất kích thích sinh trưởng của thực vật (ví dụ IAA – axit indol axetic)

- An toàn đối với người, vật nuôi, cây trồng và môi trường sinh thái. Các vi sinh vật trong chế phẩm thuộc loại an toàn cấp 1. Chế phẩm không chứa các chất độc hại theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Thành phần các vi sinh vật bao gồm:

1. Bacillus subtilis No1 và Bacillus lichemiformis sinh các Enzyme phân giải các chất hữu cơ bao gồm: cellulase phân giải cellulose, amylase phân giải tinh bột, protease phân giải protein.

2. Bacillus subtilis No2 có khả năng có khả năng chuyển hóa phophat khó tan thành dễ tan, đồng thời sinh chất kháng sinh chống vi khuẩn gây bệnh héo lá (Ralstonia celanacearum), và chống nấm gây bệnh thối cổ rễ (Fusarium oxysporum)đồng thời sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật (IAA – acid indol acetic)

3. Lactobacillus plantoarum sinh acid lactic và bacteriocin, ức chế một số vi khuẩn gây bệnh

4. Streptomyces sp sinh Enzim cellulace phân giải cellulose mạnh và chất kháng sinh chống một số nấm gây bệnh thực vật.

5. Saccharomyes cerevisiae lên men cồn, cung cấp nguồn thức ăn canbonhidrat cho các sinh vật khác.

Xử lý phân gia súc, gia cầm:

Nguyên Liệu:

Phân được hót hàng ngày vào bể riêng, không lẫn nước rửa chuồng. Cố gắng sao cho độ ẩm chỉ khoảng 50%. Lần lượt sau mỗi lớp phâm lại rắc chế phẩm, sau đó đậy vải bạt hoặc bạt rứa, ủ trong 30 ngày. Sau 2-3 ngày từ khi bắt đầu ủ, nhiệt độ đống ủ bắt đầu tăng, sau 1 tuần nhiệt độ có thể lên 50-60oC (nếu là phân gà, nhiệt độ có thể cao hơn). Nếu nhiệt độ lên đến 70oC thì phải cào đống ủ để tỏa bớt nhiệt, vì nhiệt quá cao có thể làm chết vi sinh vật. Sau 10 ngày đến nửa tháng, nhiệt độ giảm dần, cời ra ủ tiếp ở nhiệt độ thường (30-40oC) cho đến khi phân hoai (khoảng từ 15 đến 20 ngày nữa). Các xét nghiệm về vi khuẩn gây bệnh như E.coli, Salmonella không thấy còn nữa; trứng giun cũng bị ung hết; mùi hôi giảm hẳn; phân khô có thể nghiền và đóng bao. Trường hợp phân có độ ẩm quá cao có thể trộn thêm chất độn như than bùn, mùn mía để độ ẩm đạt 50%.

Xử lý chuồng trại:

Chuẩn bị dịch EMUNIV. Hòa 0,5kg rỉ đường hoặc mật mía vào 20 lít nước, cấy 1 gói bột EMUNIV hoặc 1 lít EMUNIV dịch thể, cho vào đầy can sạch vặn chặt nắp, ủ trong 3-4 ngày. Khi mở nắp ra ngửi thấy mùi thơm, chua ngọt dễ chịu là được. Khi đo thấy độ pH<4 là đạt yêu cầu.

Pha loãng dịch lên men gấp 10 lần để phun lên tường, rửa nền chuồng, pha vào nước uống cho gia súc gia cầm.

Rải trấu một lớp 5-7 phân trên nền chuồng gà. Phun ẩm dung dịch lên men (chú ý không phun quá ướt), cào, trộn đều và nuôi hết vụ gà. Bằng cách này có thể tránh mùi hôi và phòng bênh gà con tả phân trắng.


Cách làm đơn giản nhưng hiệu quả rõ rệt.


Địa chỉ lên hệ: Công ty Cổ phần Vi sinh Ứng dụng

P111- D6 Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội

ĐT: (024)3.573.6159

Website: www.visinhungdung.com – www.emuniv.com