GIỚI THIỆU VỀ Công ty CP Vi sinh Ứng dụng
Công ty Cổ phần Vi sinh Ứng dụng là đơn vị do các cán bộ nghiên cứu, xuất phát từ Khoa Sinh học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội, được thành lập theo nhu cầu ứng dụng khoa học vào thực tiễn sản xuất đời sống và tạo thị trường cho các sản phẩm khoa học công nghệ.
Người sáng lập là: GS.TS. Phạm Văn Ty, chuyên gia Vi sinh vật học và Công nghệ Sinh học.
Ngoài ra Công ty còn có đội ngũ cộng tác viên, là các chuyên gia về Vi sinh vật học và công nghệ sinh học thuộc Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, một số Viện nghiên cứu, và Trường Đại học có liên quan khác tham gia thực hiện các Đề tài nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Sản phẩm nổi bật
Video nổi bật
Dịch vụ của chúng tôi
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng cao (CERDA)
“Thời gian từ năm 2004 đến nay, Trung tâm đã ứng dụng chế phẩm EMUNIV của công ty CP Vi sinh Ứng dụng tại các vùng Lào Cai, Lạng Sơn, Thái Nguyên và đã đạt được những kết quả đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con như giảm đầu tư phân hóa học, thuốc trừ sâu bệnh cây trồng, tăng năng suất cây trồng; giúp làm sạch môi trường sống cho con người và gia súc ít côn trùng gây hại, giảm mùi hôi chuồng nuôi gia súc”

Giám đốc Trung tâm Sinh học Thực nghiệm, Viện Ứng dụng Công nghệ - Bộ KHCN
“Qua thời gian ứng dụng chế phẩm EMUNIV của Công ty CP Vi sinh Ứng dụng ở quy mô hộ gia đình tại Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội kết quả cho thấy chế phẩm có tác dụng: Giảm tối đa mùi hôi thối từ phân và từ chuồng trại; Phân lợn hoai mục nhanh, trong vòng 18- 20 ngày; Phân ủ có chất lượng tốt, bón cho rau có thể cho năng suất tăng 10-20%”

“Theo phân tích đã được Viện Công nghệ sinh học xác nhận: chế phẩm EMUNIV là sản phẩm có độ tin cậy cao nhất so với các chế phẩm khác, chất lượng ổn định và hoàn toàn có thể lưu hành rộng rãi trên thị trường. Đề nghị sản phẩm này được đăng ký và quảng bá thương hiệu để có thể đưa vào danh sách các chế phẩm sinh học phục vụ xử lý ô nhiễm rác thải sinh hoạt và phụ chế liệu nông nghiệp, nhằm giảm thiểu ô nhiễm hữu cơ hiện nay”