Giỏ hàng
Quy trình xử lý môi trường cho nuôi tôm nước lợ bán thâm canh đảm bảo an toàn (phần 1)

Tin tứcNgày: 20-10-2017 bởi: Nguyễn Thu Trang

Quy trình xử lý môi trường cho nuôi tôm nước lợ bán thâm canh đảm bảo an toàn (phần 1)

Từ bài này, chúng tôi xin phép được giới thiệu quy trình quản lý môi trường ao nuôi tôm theo quy trình bán thâm canh đảm bảo an toàn. Bài viết sẽ được chia thành nhiều phần với các quy trình kỹ thuật cụ thể.
Phần 1: Chuẩn bị ao nuôi (cải tạo ao nuôi và ao chứa)

Sơ đồ mặt bằng hệ thống ao nuôi tôm nước lợ"


Cải tạo ao nuôi và ao chứa:
1. Tháo cạn nước ao nuôi và ao chứa. Loại bỏ các địch hại có trong ao (tôm, cua, ốc, côn trùng, cá tạo…). Vét bùn đáy ao, tu sửa bờ, các ống cấp nước, thoát nước. San đáy ao dốc về phía cống thoát. Phải đầm nén ký bờ ao hoặc lót bạt để chống xói lở và hạn chế rò rỉ. Rào lưới quanh ao để tránh các loại ký chủ trung gian gây bệnh từ bên ngoài như cua, còng, rắn.


2. Bón vôi công nghiệp với liều lượng:

pH của đất ở đáy ao, bờ aoLượng vôi (tấn/ha)
4,5 – 5,01,5 – 2,5
5,1 – 6,01,0 – 1,5
6,1 – 6,5 0,5 – 1,0


3. Bừa kỹ cho vôi ngấm vào đáy ao để diệt hết tôm, cua, cá, côn trùng còn xót lại, diệt khuẩn trong bùn, giải độc (kim loại nặng, H2S) và trung hòa pH. Ao lót bạt đáy chỉ cần vệ sinh khử trùng.


4. Phơi đáy ao từ 20-30 ngày. Đối với những ao không thể phơi đáy, bơm cạn nước tối đa có thể, loại bỏ chất thải sau đó tiến hành bón vôi với liều lượng như đã nêu.
5. Sau khi xử lý bằng vôi được 1-2 ngày, đưa chế phẩm EMUNIV.TS1 bằng cách hòa chế phẩm vào nước sạch với tỷ lệ 1-1,5g/m2 rồi tạt đều cho toàn bộ diện tích ao. Sau 3-5 ngày thì cấp nước vào ao. Tốt nhất sau khi tạt đều chế phẩm lên mặt ao, nên lấy cào để cào đều nhằm vùi vi sinh vật xuống một lớp 5-10cm


►Lưu ý: Sau mỗi vụ nuôi, phải phơi khô cứng nền đáy ao chứa, ao nuôi khoảng 1-2 tháng để ngắt vu, tiêu diệt các mầm bệnh, khoáng hóa và phục hồi môi trường nền đáy ao.
(Phần sau, chúng tôi đề cập đến việc xử lý nước cho ao chứa và gây màu nước ao nuôi)