Giỏ hàng
Nhân giống vi sinh vật phân giải hữu cơ

Tin tứcNgày: 15-08-2017 bởi: Đỗ Văn Ngọc

Nhân giống vi sinh vật phân giải hữu cơ

I. Nguồn hữu cơ

- Các chất hữu cơ bao gồm phế thải nông nghiệp sau thu hoạch như; rơm, rạ, bã mía, thân cây ngô, đậu đỗ v..v…

- Các loại rác thải sinh hoạt thành phố, nông thôn.

- Các loại vỏ cà fe, ca cao.v.v..


II. Vi sinh vật

Có rất nhiều loại VSV bao gồm vi khuẩn, xạ khuẩn có khả năng tiết các enzyme phân giải chất hữu cơ:

- Cellulase phân giải cellulose

- Protease phân giải protein

- Lipase phân giải Lipit


III. Điều kiện phân giải

Muốn phân giải chất hữu cơ phải đảm bảo điề kiện thích hợp gồm, nhiệt độ, độ ẩm, pH, tỉ lệ C/N. Tùy loại VSV mà đòi hỏi các điều kiện khác nhau.

- Đa số VSV là loại ưa ấm, thích hợp ở nhiệt độ từ 28 – 30oc.

- Đa số VSV thích hợp ở pH trung tính pH từ 6,5 – 7,5.

Nếu cao quá, thấp quá VSV không sinh trưởng được.

- VSV cần các chất khoáng khác nhau, trước hết là cacbon và Nito(C/N). Tỉ lệ thích hợp thường trên 30(C/N ~30 – 35). Nếu trên 30 là ít N nhiều Cacbon, lúc đó có thể bổ sung thêm Cacbon. Nếu C/N nhỏ hơn 30 là thiếu N, cần bổ sung thêm nguồn Nito từ phân chuồng.


IV. Phương thức ủ:

- Giống thạch nghiêng → bình nón → bình cau → giống.

- Giống cho cơ chất để ử trong 2-3 ngày → làm khô → đóng gói được chế phẩm VSV.

- Chế phẩm trộn với phế thải + phân gia súc, gia cầm, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Ử 20 → 25 ngày, sau đó đánh luống ử chín cho đến khi hoai, nhiệt độ không tăng. Phơi khô, sau đó qua sàng, rồi đóng bao phân hữu cơ vi sinh.